Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, 3 cách điều trị rối loạn lipid máu gồm có thay đổi lối sống, điều trị thuốc Tây y, điều trị bằng thuốc Đông y. Phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ mỡ máu, tiền sử bệnh lý bản thân, tiền sử bệnh lý gia đình mà bác sĩ sẽ có phác đồ phù hợp nhất. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin đầy đủ về các cách điều trị mỡ máu phổ biến hiện nay, mời bạn đọc tham khảo.
Nội dung bài viết được kiểm duyệt bởi Hội đồng chuyên gia Dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam.
Phác đồ điều trị rối loạn lipid máu Bộ Y tế
Rối loạn lipid máu là tình trạng gia tăng ít nhất một trong các chỉ số cholesterol, triglyceride, LDL – C và/ hoặc giảm HDL – C. Bệnh lý không có biểu hiện rõ ràng bên ngoài nhưng lại âm thầm gây xơ vữa động mạch và nhiều hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng khác như gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, viêm tụy cấp,… Do đó, mục tiêu chính của điều trị mỡ máu nhằm đưa các chỉ số lipid về ngưỡng an toàn, dự phòng các biến chứng.
Theo hướng dẫn của Cục Y tế dự phòng, cách điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả cần kết hợp giữa lối sống khoa học và dùng thuốc an toàn. Trong đó, thay đổi lối sống là việc làm đầu tiên mà người bệnh cần chú trọng thực hiện.
Cả thuốc Đông y và Tây y đều có hiệu quả tốt với rối loạn mỡ máu. Tùy thuộc vào từng đối tượng mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc, liều dùng, cách dùng cho phù hợp. Người bệnh không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Phác đồ điều trị rối loạn lipid máu cho từng người khác nhau, dựa trên các yếu tố như phân loại mỡ máu, yếu tố nguy cơ, bệnh nền, khả năng đáp ứng thuốc,… Với từng nhóm đối tượng, chuyên gia y tế cũng có hướng dẫn điều trị rối loạn lipid máu riêng biệt:
- Cách điều trị rối loạn lipid máu cho người có kèm đái tháo đường: Cần chú trọng thay đổi lối sống, ưu tiên chỉ định Statin và các phương pháp Y học cổ truyền. Mức LDL – C khuyến cáo cần sử dụng thuốc từ 100 mg/ dL.
- Cách điều trị rối loạn lipid máu cho người cao tuổi: Là đối tượng nhạy cảm, chức năng gan, thận suy giảm nên cần cân nhắc loại thuốc và liều dùng phù hợp. Các phương pháp trị bệnh y học cổ truyền được cho là giải pháp an toàn, nên cân nhắc ưu tiên áp dụng.
- Cách điều trị rối loạn lipid máu đơn thuần: Nên được điều trị từ sớm để ngăn ngừa biến chứng. Con cái của các đối tượng này cũng cần sàng lọc mỡ máu và có kế hoạch điều trị, dự phòng bệnh lý tim mạch. Vì các nghiên cứu cho thấy rằng bệnh rối loạn lipid máu đơn thuần có tính chất gia đình và tăng nguy cơ tử vong do tim mạch ngay cả khi còn trẻ.
- Cách điều trị rối loạn lipid máu có kèm viêm tụy cấp: Cần điều trị tích cực để làm giảm triglyceride, mục tiêu giảm triglyceride phải nhỏ hơn 500 mg/dl (5,7 mmol/l). Bệnh nhân tăng triglyceride tuýp 1 nên giảm triglyceride <200mg/dl (2,26 mmol/l) để phòng ngừa viêm tụy cấp tái phát.
- Cách điều trị tăng lipid máu hỗn hợp: Tích cực thay đổi lối sống. Theo Tây y thường được kết hợp Statin và Fibrate trong điều trị rối loạn lipid máu hỗn hợp.
Cách xây dựng lối sống khoa học điều trị rối loạn lipid máu
Lối sống khoa học là kế hoạch đầu tiên mà người bệnh cần chú ý. Vì các nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu hiện nay phần lớn là do lối sống thừa vật chất và thiếu vận động, đặc biệt tại các thành phố lớn. Chuyên gia tại Dự án Bảo vệ tim mạch Việt Nam gợi ý một số cách để có lối sống xanh – đẩy nhanh mỡ máu như sau.
Ăn uống khoa học
Hạn chế ăn nhóm thực phẩm làm tăng cholesterol, ưu tiên thực phẩm ít cholesterol và giúp tổng hợp HDL – C (mỡ máu tốt). Gợi ý:
- Nên: Ăn nhiều rau xanh, củ quả, sữa tách béo, thịt trắng, cá. Ưu tiên thức ăn chế biến dạng hấp, luộc, thực phẩm tươi sống.
- Không nên: Ăn thịt đỏ, mỡ nội tạng động vật, bơ, sữa, lòng đỏ trứng. Hạn chế đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhiều đường, nước uống có ga.
Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh mỗi ngày cùng các hoạt động thể lực thể thao, và lối sống khoa học là cách giảm lipid máu an toàn, tiết kiệm chi phí.
Vận động thể lực mỗi ngày
Nên tập luyện thể lực mỗi ngày, tối thiểu 30 phút/ ngày, 5 ngày/ tuần. Điều này giúp tăng tổng hợp HDL – C, giảm LDL – C, triglyceride, ngăn ngừa các biến chứng tim mạch. Người bệnh có thể lựa chọn các môn thể thao, phương pháp vận động tùy theo sở thích, khuyến khích nên tham gia các câu lạc bộ thể thao để duy trì động lực.
Lưu ý: Với người già, người có bệnh tim, tiểu đường,… nên tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp và cường độ tập.
Kiểm soát cân nặng
Nếu bạn thuộc nhóm mỡ máu cao kèm với triệu chứng béo bụng, thừa cân, béo phì, hãy lập kế hoạch giảm cân. Theo khuyến cáo, chỉ số BMI lý tưởng nên dưới 25.
Cách tính BMI để giảm cân cho người rối loạn lipid máu như sau:
BMI = Cân nặng: (chiều cao nhân chiều cao)
Trong đó chiều cao tính theo m, cân nặng tính theo kg
Ví dụ: 70kg, chiều cao 1,6 m => Chỉ số BMI = 70 : (1,6 nhân 1,6) = 27,34 (vượt ngưỡng khuyến cáo)
Hạn chế rượu bia
Các nghiên cứu cho thấy ngừng hoặc hạn chế sử dụng rượu bia có hiệu quả hạ mỡ máu tốt. Nên hạn chế tối đa và chỉ sử dụng một lượng nhỏ trong trường hợp cần thiết.
Không hút thuốc lá
Thuốc lá chứa tới 7000 loại hóa chất độc hại ở trong khói, chúng không chỉ là nguyên nhân làm nghiêm trọng mức độ mỡ máu mà còn gây nhiều bệnh lý khác. Các nghiên cứu mới nhất cho thấy dừng hút thuốc lá sau 1 năm có khả năng giảm tỷ lệ các bệnh lý tim mạch, trong đó có mỡ máu lên tới 50%.
Thuốc Tây điều trị rối loạn lipid máu
Cách điều trị rối loạn lipid máu bằng thuốc Tây cho hiệu quả nhanh, tuy nhiên chúng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, có thể xảy ra tương tác thuốc – thuốc, thuốc – thức ăn. Bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc, dựa trên lợi ích và nguy cơ để có chỉ định phù hợp nhất cho từng người bệnh hạ lipid máu.
Hướng dẫn điều trị rối loạn lipid máu bằng các loại thuốc Tây y như sau:
Cách điều trị rối loạn lipid máu bằng thuốc Statin
Statin là loại thuốc phổ biến được ưu tiên chỉ định cho người rối loạn lipid máu. Statin có khả năng ức chế cạnh tranh với HMG – enzym, từ đó ngăn chặn tổng hợp tiền chất của cholesterol.
Do đó, Statin có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, LDC – C và VLDC – C, triglyceride, tăng HDL – C. Ngoài ra, loại thuốc này cũng có khả năng bảo vệ thành mạch, dự phòng biến chứng tim mạch.
Một số loại thuốc phổ biến: Atorvastatin, Lovastatin, Simvastatin, Pravastatin, Fluvastatin,…
Chỉ định: Thường được kê đơn cho người cholesterol toàn phần, tăng LDL – C kèm tăng triglycerid.
Cách dùng: Nên uống Statin và buổi tối vì cholesterol tổng hợp nhiều vào ban đêm. Tuân thủ liều lượng và các hướng dẫn đặc biệt khác từ bác sĩ chuyên khoa.
Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc Statin cho các đối tượng sau:
- Có bệnh gan thể hoạt động hoặc tăng transaminase (chỉ số men gan) dai dẳng chưa rõ nguyên nhân.
- Mang thai hoặc cho con bú.
Tác dụng phụ của nhóm thuốc Statin:
- Tăng CK dẫn tới đau cơ, yếu cơ, tổn thương cơ vân.
- Tăng transaminase gây tổn thương gan.
- Tổn thương hệ hô hấp với làm viêm họng, viêm mũi, viêm xoang,…
- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng.
- Tổn thương thần kinh trung ương gây suy nhược thần kinh, đau đầu,…
Xử trí khi gặp tác dụng phụ: Nếu thấy có các dấu hiệu gặp phản ứng phụ ở trên, người bệnh cần ngừng thuốc, thông báo với bác sĩ chuyên khoa. Để kiểm soát tác dụng phụ trên gan và cơ, bác sĩ có thể chỉnh định đánh giá các chỉ số CK và transaminase định kỳ.
Quên liều: Uống liều kế tiếp với liều lượng bình thường, không gấp đôi liều. Nên giữ thói quen uống thuốc vào 1 giờ cố định để hạn chế quên sử dụng.
Xử trí khi quá liều: Hiện chưa có thuốc giải độc, cũng chưa ghi nhận các ca bệnh nghiêm trọng do quá liều. Người bệnh nên theo dõi các phản ứng của cơ thể, đến bệnh viện nếu có dấu hiệu nghiêm trọng như nôn mửa, xuất huyết tiêu hóa, mệt mỏi.
Lưu ý:
- Cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng để tránh tương tác thuốc.
- Không sử dụng các Statin với nước bưởi vì 2 loại này có thể gây tương tác với nhau, làm tăng độc tính trên cơ.
Cách điều trị rối loạn lipid máu bằng thuốc Fibrate
Thuốc điều trị rối loạn lipid máu nhóm Fibrate là 1 dạng dẫn xuất của acid fibric. Chúng có khả năng giảm tổng hợp triglycerid (chủ yếu), giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL – C và tăng HDL – C (ít).
Một số loại thuốc phổ biến: Gemfibrozil, Clofibrate, Fenofibrate
Chỉ định: Thường được kê đơn cho người rối loạn lipid máu hỗn hợp hoặc rối loạn lipid máu do tăng triglycerid.
Cách dùng: Không có lưu ý đặc biệt về thời điểm dùng. Liều lượng tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc Fibrate cho các đối tượng sau:
- Có bệnh gan thể hoạt động hoặc tăng transaminase (chỉ số men gan) dai dẳng chưa rõ nguyên nhân.
- Mang thai hoặc cho con bú.
- Bệnh thận, đặc biệt suy thận.
- Bệnh túi mật hoặc từng mắc bệnh về túi mật.
Tác dụng phụ của nhóm thuốc Fibrate:
- Tăng CK dẫn tới đau cơ, yếu cơ, tổn thương cơ vân.
- Tăng transaminase gây tổn thương gan.
- Ảnh hướng tới da, da nhạy cảm với ánh sáng.
- Hình thành huyết khối.
- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng.
- Hình thành sỏi mật, tăng nguy cơ gây viêm tụy cấp.
Xử trí khi gặp tác dụng phụ: Dừng thuốc khi gặp các phản ứng bất lợi trên cơ thể và liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn phù hợp. Cần theo dõi chỉ số transaminase hoặc CK theo chỉ định của bác sĩ.
Quên liều: Uống liều kế tiếp với liều lượng bình thường, không gấp đôi liều. Nên giữ thói quen uống thuốc vào 1 giờ cố định để hạn chế quên sử dụng.
Xử trí khi quá liều: Theo dõi sức khỏe cơ thể, nên tới bệnh viện nếu có dấu hiệu nghiêm trọng như ngộ độc, nôn mửa, đau bụng,…
Lưu ý:
- Cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng để tránh tương tác thuốc.
- Nếu sử dụng đồng thời với Statin, cần tuân thủ thời điểm dùng của từng loại thuốc để tránh gây tương tác. Theo dõi các phản ứng phụ trên gan và cơ vân.
Thuốc điều trị rối loạn lipid máu nhóm Resin gắn acid mật
Nhóm Resin tăng cường tổng hợp acid mật từ cholesterol, dẫn tới giảm cholesterol toàn phần.
Một số loại thuốc phổ biến: Cholestyramin, Colestipol, Colesevelam
Chỉ định: Thường được dùng khi bệnh nhân không dung nạp hoặc chống chỉ định với Statin. Trong một số trường hợp đặc biệt, nhóm thuốc này cũng được kết hợp cùng Statin.
Chống chỉ định: Không dùng thuốc Resin điều trị mỡ máu cho các đối tượng sau
- Triglyceride quá cao, thường trên 500 mg/dl.
- Tắc mật hoàn toàn.
Tác dụng phụ
- Rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, táo bón, đầy hơi, khó tiêu,..
- Loãng xương, yếu cơ,…
- Chảy máu do giảm bạch cầu trong máu.
Xử trí khi gặp tác dụng phụ: Dừng thuốc khi gặp các phản ứng bất lợi trên cơ thể và liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn phù hợp.
Quên liều: Uống liều kế tiếp với liều lượng bình thường, không gấp đôi liều. Nên giữ thói quen uống thuốc vào 1 giờ cố định để hạn chế quên sử dụng.
Xử trí khi quá liều: Theo dõi sức khỏe cơ thể, nên tới bệnh viện nếu có dấu hiệu nghiêm trọng như ngộ độc, nôn mửa, đau bụng,…
Nhóm ức chế hấp thu cholesterol
Thuốc ức chế hấp thu cholesterol là loại thuốc giúp giảm hấp thu cholesterol ở ruột, từ đó giảm cholesterol trong máu.
Loại thuốc phổ biến: Ezetimibe đơn độc hoặc Ezetimibe kết hợp với Statin và nhóm Bempedoic.
Chỉ định: Cho người rối loạn lipid máu, trong đó chủ yếu do tăng LDL – C và cholesterol toàn phần.
Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc ức chế hấp thu cholesterol Ezetimibe cho các đối tượng sau:
- Bệnh gan thể hoạt động hoặc tăng men gan không rõ nguyên nhân.
- Có thai và cho con bú.
- Trẻ dưới 10 tuổi.
Tác dụng phụ:
- Da nhạy cảm.
- Thấy khó thở chóng mặt.
- Loại thuốc kết hợp với Statin có thể gặp các phản ứng phụ trên gan, cơ.
Xử trí khi gặp tác dụng phụ: Dừng thuốc khi gặp các phản ứng bất lợi trên cơ thể và liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn phù hợp.
Thời điểm dùng: Không có lưu ý đặc biệt về thời điểm khi dùng đơn độc. Khi dùng cùng với thuốc khác, xem lưu ý bên dưới.
Quên liều: Bỏ qua và sử dụng liều tiếp theo, không gấp đôi liều ở liều dùng kế tiếp.
Xử trí khi quá liều: Hiện chưa có thuốc giải độc, nên theo dõi các phản ứng của cơ thể, đến bệnh viện nếu có dấu hiệu bất thường như ngộ độc, mệt mỏi,…
Lưu ý:
- Khi kết hợp với các thuốc nhóm gắn acid mật nên uống Ezetimibe cách ít nhất 2 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi dùng các thuốc gắn acid mật để tránh gây tương tác.
- Theo dõi tác dụng phụ trên gan, cơ (theo hướng dẫn của bác sĩ, thường là xét nghiệm chỉ số transaminase hoặc CK) khi dùng Ezetimibe có kết hợp với Statin.
Cách điều trị rối loạn lipid máu bằng thuốc Nam
Cách điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu bằng các cây thuốc Nam được cho là có hiệu quả toàn diện hơn cả về tác dụng và mức độ an toàn. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị y tế/ dược phẩm tập trung đẩy mạnh nghiên cứu các giải pháp chữa bệnh bằng thuốc Nam.
Các vị thuốc Nam từ lâu đã có được ông cha ta sử dụng hàng ngày để giảm cân, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thức ăn,… Công dụng của nhiều cây thuốc Nam rất phù hợp với bệnh nhân rối loạn lipid máu (lipid máu theo đông y gọi là chứng đàm ẩm, khí huyết ứ trệ, công năng tạng phủ bị tổn thương). Do đó, thuốc Nam thường tập trung vào hoạt hóa, khai thông khí huyết, tiêu trệ, giải độc gan thận để giảm mỡ máu.
Lưu ý: Các bài thuốc Nam cần phải được mua ở cơ sở uy tín, có bác sĩ giỏi thăm khám và kê đơn chuẩn đồng thời nguồn dược liệu đảm bảo sạch.
Bài thuốc Nam Nhị thập Huyết mạch khang trị rối loạn lipid máu LÀNH TÍNH, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG
Nhị thập Huyết mạch khang là đề tài nghiên cứu khoa học do Hội đồng chuyên môn của Dự án Bảo vệ tim mạch Việt Nam thực hiện. Bài thuốc trải qua 3 giai đoạn kế thừa – phát triển – ứng dụng, với mục tiêu đẩy lùi bệnh lý mỡ máu, phòng chống đột quỵ trong cộng đồng.
Kế thừa: Từ bài thuốc quý do Hội đồng Nhị thập bát tú (28 vị danh y giỏi nhất thập niên 1960) đã chuyển giao lại cho Thầy thuốc Ưu tú, Dược sĩ, Lương y Nguyễn Đức Đoàn. Sau đó thầy Đoàn chuyển lại cho học trò của mình là Lương y Nguyễn Quang Hưng, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc. Trung tâm đã có gần 14 năm hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Đơn vị có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi (là thế hệ kế cận của Hội đồng Nhị thập bát tú) cùng hệ thống y tế vận hành bài bản.
Phát triển: Hội đồng chuyên gia tim mạch đầu ngành tại Dự án đã đẩy mạnh nghiên cứu chuyên sâu (gần 6 tháng), đảm bảo bài thuốc phù hợp với thể bệnh và thể trạng người Việt hiện nay. Bài thuốc hoàn chỉnh trải qua giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên 200 người. Ứng dụng: Được ứng dụng độc quyền tại Thuốc Dân Tộc, đã đồng hành cùng 3000 người bệnh với kết quả khả quan. |
Công thức bài thuốc gồm có gần 30 vị dược liệu quý, hiếm được chia thành 2 bài thuốc ĐẶC HIỆU và CĂN NGUYÊN. Chi tiết bảng thành phần, công dụng như sau:
Các vị dược liệu được phối chế, gia giảm theo nguyên tắc vàng của y học cổ truyền, cùng hiệp đồng tác dụng để nâng cao hiệu quả chữa bệnh gấp nhiều lần. Các vị thuốc được đội ngũ bác sĩ tâm huyết lựa chọn kỹ lưỡng.
Các vị dược liệu nuôi trồng theo điều kiện chuẩn đảm bảo phát huy được hoạt tính đồng đều. Bài thuốc cũng do các lương y lành nghề trực tiếp bào chế, sản xuất. Đây là thế mạnh đặc biệt của bài thuốc Nhị thập Huyết mạch khang đang được ứng dụng điều trị mỡ máu tại Thuốc Dân Tộc.
Nhị thập Huyết mạch khang điều trị mỡ máu theo cơ chế “3 giảm 1 tăng, cân bằng chuyển hóa”, giải quyết triệt để các vấn đề quan trọng nhất của mỡ máu.
- Tầng 1 (3 giảm): Giảm cholesterol xấu (LDL – C), giảm cholesterol toàn phần, giảm triglycerid.
- Tầng 2 (1 tăng): Tăng tổng hợp mỡ máu tốt (HDL – C), ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
- Tầng 3 (cân bằng chuyển hóa lipid máu): Tăng cường giải độc gan thận, thiết lập cân bằng chuyển hóa lipid máu để ngăn ngừa bệnh tái phát sau khi dừng thuốc.
Bài thuốc đã đồng hành cùng hơn 3000 người bệnh trên cả nước sau 6 tháng triển khai. Kết quả ghi nhận cho thấy:
- 95% người bệnh đạt được hiệu quả điều trị từ sau liệu trình đầu tiên.
- 98% người bệnh cho biết bài thuốc không gây ra bất cứ tác dụng phụ bất lợi nào, hơn 50% trong số đó cho thấy sức khỏe cải thiện đáng kể.
Nhiều bệnh nhân đã rất hạnh phúc với kết quả điều trị rối loạn lipid máu đạt được, dành những lời chia sẻ, cảm ơn dành tặng bác sĩ Thuốc Dân tộc và Dự án Bảo vệ tim mạch Việt Nam. Lắng nghe đánh giá về hiệu quả điều trị mỡ máu của một vài trường hợp tiêu biểu.
Bác Thân Ngọc Tứ hạ cholesterol từ 7,37 mmol/L còn 3,76 mmol/L chỉ sau 2 tháng kiên trì sử dụng bài thuốc Nhị thập Huyết mạch khang.
Cô Phùng Thị Tuyết 24 năm mỡ máu cao hạ chỉ số cholesterol từ 7,3 mmol/L xuống còn 4,83 mmol/L sau 2 tháng dùng bài thuốc Nam nhị thập Huyết mạch khang nhận thấy kết quả rất tốt.
Cô Bùi Thị Thi hạ lipid máu về ngưỡng an toàn chỉ sau 2 tháng với bài thuốc Nam của Thuốc Dân Tộc.
Nhị thập Huyết mạch khang là bài thuốc điều trị rối loạn lipid máu ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT có chính sách điều trị trước – trả tiền sau và cam kết bảo hành bằng văn bản.
Thông tin về chính sách điều trị trước, trả tiền sau:
Đối tượng: Dành cho bệnh nhân thăm khám và lấy thuốc TRỰC TIẾP tại 2 cơ sở của Thuốc Dân Tộc.
Người bệnh được thăm khám miễn phí, cấp thuốc tối đa 2 tháng điều trị không cần thanh toán. Sau 2 tháng, người bệnh thực hiện xét nghiệm mỡ máu, đánh giá hiệu quả và tiến hành thủ tục thanh toán như sau:
- Bệnh nhân mỡ máu cấp độ 1: Thanh toán 100% chi phí điều trị khi kết quả về ngưỡng an toàn. Không đạt hiệu quả điều trị, người bệnh không cần phải thanh toán.
- Bệnh nhân mỡ máu cấp độ 2: Lấy thuốc tháng thứ 3 cần thanh toán tháng đầu tiên.
- Bệnh nhân mỡ máu cấp độ 3: Lấy thuốc tháng thứ 3 cần thành thanh toán tháng đầu tiên, lấy tháng thứ 4 cần thanh toán tháng thứ 2.
Chỉ khi kết thúc điều trị cho kết quả tốt, người bệnh mới cần thanh toán các khoản phí.
Thông tin về chương trình cam kết bảo hành, hoàn tiền lên tới 100%
- Đối tượng áp dụng: Cho tất cả bệnh nhân mỡ máu mọi cấp độ, áp dụng cả khám trực tiếp tại trung tâm và thăm khám từ xa, gửi thuốc về nhà.
- Nếu chỉ số mỡ máu không hạ về ngưỡng an toàn cho phép, người bệnh sẽ được hoàn tiền lên tới 100%.
Thời gian vừa qua, đã có nhiều bệnh nhân được áp dụng các chính sách vì quyền lợi người bệnh kể trên. Đa phần, người bệnh đạt được hiệu quả điều trị như kỳ vọng, đến nay chưa ghi nhận các ca bệnh không hạ được các chỉ số mỡ máu về ngưỡng an toàn khi bệnh nhân tuân thủ điều trị.
Xem thêm hợp đồng điều trị trước – trả tiền sau và cam kết hoàn tiền 100% bên dưới của một số người bệnh tại đây.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm thông tin hữu ích về cách điều trị rối loạn lipid máu. Để được Hội đồng Chuyên gia Dự án Bảo vệ tim mạch Việt Nam tư vấn mỡ máu và cách chữa tốt nhất, hãy gửi câu hỏi ngay.
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!