Bệnh Mỡ Máu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Hiệu Quả Nhất

Ngày cập nhật: 16/06/2024 Biên tập viên: Thanh Cao
5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh mỡ máu cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có nguy cơ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Theo cảnh báo của chuyên gia y tế, 93% các ca đột quỵ có liên quan tới mỡ máu cao. Vậy mỡ trong máu nguyên nhân do đâu, triệu chứng thế nào? Điều trị ra sao? Mời bạn đọc tham khảo ngay trong bài viết dưới đây. 

Nội dung bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Hội đồng chuyên gia Dự án Bảo vệ tim mạch Việt Nam 

Bệnh mỡ máu là gì? Thực trạng báo động đỏ toàn cầu

Bệnh mỡ máu là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, làm tăng các thành phần LDL – C, cholesterol, triglycerid, giảm HDL – C. Các giá trị bình thường và vượt ngưỡng cảnh báo rối loạn mỡ máu như sau: 

Các chỉ số mỡ máu Chỉ số bình thường Chỉ số vượt ngưỡng ảnh hưởng tới sức khỏe
Cholesterol toàn phần Dưới 200mg/dL

(<5,2mmol/l)

Trên 240mg/dL

(>6,2mmol/l)

LDL-Cholesterol Dưới 130mg/dL

(<3,3mmol/dL)

Trên 160mg/dL

(4,1mmol/l)

Triglyceride Dưới 160mg/dL

(<2,2mmol/l)

Trên 200mg/dL

(>2,3mmol/l)

HDL-Cholesterol Trên 50mg/dL

(>1,3mmol/l)

Dưới 40mg/dL

(<1mmol/l)

Phân loại mỡ máu cao được chia thành 3 cấp độ với các mức độ nguy cơ tim mạch như sau: 

Chỉ số xét nghiệm mỡ máu và các cấp độ nguy cơ tim mạch
Cấp độ Nguy cơ tim mạch Cholesterol toàn phần LDL-C HDL-C Triglycerides
Cấp độ III Nguy cơ cao >= 6,2 mmol/L (240 mg/dL) >= 4,1 mmol/L (160 mg/dL) Nam: <1,0 mmol/L (40mg/dL)

Nữ: 1,3 mmol/L (50 mg/dL)

Trên 500 mg/dL
Cấp độ II Có nguy cơ 5,2 – 6,2 mmol/L (200 – 239 mg/dL) 2,6 – 4,1 mmol/L (100 – 159mg/dL) Nam: 1,0 – 1,5 mmol/L (40 – 59 mg/dL)

Nữ: 1,3 – 1,5 mmol (50 – 59 mg/dL)

200 – 499 mg/dL
Cấp độ I Nguy cơ thấp <5,2 mmol/L (200 mg/dL) <2,6 mmol/L (100 mg/dL) >= 1,6 mmol/L (60 mg/dL) 150 – 199 mg/dL

Mỡ máu là căn bệnh thời đại với số người mắc ngày càng gia tăng và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo thống kê về gánh nặng bệnh tật toàn cầu vào năm 2019, rối loạn lipid máu (mỡ máu cao) gây ra gần 4,4 triệu ca tử vong, tương đương 7,78% số ca tử vong trên toàn cầu. Mỡ máu cao cũng được xác định là một trong các yếu tố nguy cơ chính của nhiều bệnh mãn tính không lây như tim mạch, huyết áp, đột quỵ. 

Theo báo cáo của Tổng hội Y học Việt Nam, cứ 10 người thì có khoảng 3 người mỡ máu cao (chiếm tỷ lệ tới 39%), trong đó có khoảng 50% người dân thành thị mắc mỡ máu cao. Bệnh gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi trung niên, người cao tuổi, tuy nhiên ngày nay đang có xu hướng trẻ hóa. Theo thống kê, cứ 4 người từ 25 tuổi trở lên thì có 1 người mắc bệnh mỡ máu cao hoặc tăng huyết áp.

2. Nguyên nhân gây mỡ máu cao

Mỡ máu cao do 2 nhóm nguyên nhân chính sau: 

2.1 Rối loạn mỡ máu nguyên phát

Do một hoặc nhiều các đột biến gen dẫn tới sản xuất quá mức hoặc thanh thải (đào thải kém) triglycerides và LDL hoặc sản sinh ít hoặc thanh thải quá mức HDL. Mỡ trong máu do nhóm nguyên nhân này thường ít gặp. 

2.2 Rối loạn mỡ máu thứ phát

Hiện nay, phần lớn các ca bệnh mỡ máu chủ yếu do nguyên nhân thứ phát (do các tác động bên ngoài):

  • Ăn uống nhiều chất béo, ít rau xanh, thường xuyên ăn các loại thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, ăn mỡ, nội tạng động vật, ăn thịt đỏ,.. 
  • Sử dụng rượu bia, các chất kích thích, thuốc lá kéo dài,…
  • Căng thẳng, stress kéo dài. 
  • Thừa cân, béo phì.
  • Thói quen ít vận động. 
  • Mắc một số bệnh lý như: Bệnh tiểu đường, bệnh lupus ban đỏ, bệnh thận mãn tính,… 
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Thuốc bổ sung estrogen ở nữ giới, thuốc lợi tiểu,…
Thói quen ăn uống xấu là nguyên nhân gây mỡ máu cao
Thói quen ăn uống xấu là nguyên nhân gây mỡ máu cao

3. Triệu chứng mỡ máu cao

Rối loạn lipid máu không có triệu chứng điển hình, thường được phát hiện qua thăm khám xét nghiệm mỡ máu. Khi mắc chứng rối loạn mỡ máu, người bệnh có thể có các dấu hiệu dưới đây:

  • Thay đổi huyết áp: Mỡ máu tăng cao tăng cường hình thành các mảng xơ vữa gây lắng đọng trong thành mạch, ảnh hưởng đến huyết áp. 
  • Tê bì chân tay: Mỡ máu cao gây tăng hình thành xơ vữa, tắc nghẽn mạch máu, không đưa máu tới các đầu ngón tay, ngón chân gây tê bì. 
  • Đau tức ngực: Nhiều nghiên cứu cho thấy những người mỡ máu thường thấy xuất hiện các cơn đau tức ngực, khó thở thoáng qua. Nguyên nhân có thể do giảm tưới máu tới tim, tắc nghẽn mạch máu. 
  • Táo bón, khó tiêu: Do lượng mỡ dư thừa quá mức trong gan dẫn tới rối loạn tiêu hóa, trao đổi chất. 
  • Tích tụ mỡ trên da, mắt: Xuất hiện các khối u hoặc nếp nhăn phát ban màu vàng ở bên dưới lớp da, cảm thấy ngứa ngáy do tích tụ mỡ thừa. Các u vàng có thể tích tụ ở mí mắt, trong lòng mắt. 

4. Mỡ máu có nguy hiểm không? Mỡ máu bao nhiêu là nguy hiểm?

Mỡ máu cao không phải là bệnh lý gây tử vong ngay, tuy nhiên lại là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.

Một số biến chứng nguy hiểm phải đề cập đến như: 

  • Đột quỵ não: 93% các ca đột quỵ não có tiền sử mỡ máu cao. Vì cholesterol tăng cao hình thành các mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch, gây tắc nghẽn mạch máu não hoặc giảm lưu lượng máu tới não. 
  • Bệnh lý tim mạch khác: Người mỡ máu cao có nguy cơ cao mắc bệnh lý về hẹp động mạch cao gấp 2 – 3 lần so với người có hàm lượng cholesterol bình thường. Do tăng hình thành các mảng xơ vữa gây bệnh lý hẹp động mạch, giảm tưới máu tới tim gây nhồi máu cơ tim, đau tức ngực,… 
  • Tiểu đường: Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, khoảng 70 – 90% bệnh nhân tiểu đường type 2 mắc bệnh lý rối loạn mỡ máu. Nguyên nhân được lý giải do mỡ máu tăng gây hiện tượng kháng insulin nội sinh, giảm sản xuất insulin dẫn tới tiểu đường. Khi mắc tiểu đường và mỡ máu cùng lúc, nguy cơ tử vong cao gấp 2 – 6 lần thông thường.
  • Gan nhiễm mỡ: 50% bệnh nhân mỡ máu cao có gan nhiễm mỡ, tăng nguy cơ tử vong hơn so với bệnh lý gan nhiễm mỡ thông thường. Khi mỡ máu tăng cao vượt quá khả năng hoạt động của gan, chúng lắng đọng lại và tạo thành mỡ gan. 25% tiến triển thành xơ gan hiện chưa có thuốc chữa. 
  • Viêm tụy cấp: Khoảng 3,8% các ca viêm tụy cấp có liên quan tới mỡ máu tăng cao.  Vì khi mỡ máu cao dẫn tới tăng chylomicrons, gây hiện tượng tắc nghẽn mao mạch tụy và dẫn tới thiếu máu, toan hóa máu.
Đột quỵ não là biến chứng nguy hiểm do mỡ máu cao
Đột quỵ não là biến chứng nguy hiểm do mỡ máu cao

5. 3 cách điều trị mỡ máu cao hiệu quả nhất

Mỡ trong máu tích tụ âm thầm gây xơ vữa động mạch với nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, xơ gan, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim,… Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, người bệnh cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe ngay từ khi phát hiện, điều trị dứt điểm để ngăn chặn các biến chứng.  

5.1 Thay đổi lối sống là cách điều trị mỡ máu cao

Thay đổi lối sống có hiệu quả trong việc điều trị mỡ máu cao và ngăn ngừa tái phát. Người mỡ máu nên duy trì lối sống khoa học cả trong và sau điều trị. 

  • Giảm tiêu thụ các thức ăn nhiều mỡ, đạm động vật như thịt đỏ, mỡ, nội tạng động vật; Hạn chế ăn thức ăn nhanh, thức ăn chiên rán,… Tăng cường ăn nhiều rau xanh, các loại thịt trắng, cá vì giàu omega 3 giúp tăng tổng hợp mỡ máu tốt,… 
  • Nên vận động thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày có tác dụng giảm mỡ máu xấu, tăng tổng hợp mỡ máu tốt. Đồng thời các hoạt động thể lực cũng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. 
  • Hạn chế căng thẳng, stress, sử dụng chất kích thích, nước uống có gas,…
  • Không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá vì chúng làm tăng tổng hợp LDL – C, triglycerid, giảm HDL – C, tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch khác. 
Tăng cường vận động thể lực để giảm mỡ máu cao
Tăng cường vận động thể lực để giảm mỡ máu cao

5.2 Thuốc mỡ máu Tây y

Hiện nay các loại thuốc Tân dược có hiệu quả kiểm soát mỡ máu cao nhanh, tuy nhiên chúng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Cơ chế điều trị chung của các thuốc Tây thường chỉ tập trung vào triệu chứng, chưa giải quyết dứt điểm được nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu. 

Người bệnh chỉ sử dụng thuốc Tây y điều trị mỡ máu cao khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Có 4 loại thuốc được sử dụng phổ biến để giảm mỡ máu với tác dụng chính như sau:

  • Nhóm thuốc Statin: Tác dụng chính là làm giảm LDL – Cholesterol, giảm triglyceride, tăng tổng hợp HDL – C. Đồng thời nhóm thuốc này cũng làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
  • Niacin (vitamin B3 liều cao): Tác dụng chính làm giảm LDL – Cholesterol, triglyceride và tăng HDL – Cholesterol.
  • Nhựa gắn acid mật: Chủ yếu làm giảm giảm LDL – Cholesterol.
  • Các dẫn xuất của acid fibric (fibrate): Chủ yếu làm giảm triglyceride trong máu.

Các tác dụng bất lợi của thuốc Tây:

  • Tăng CK gây tổn thương gân cơ
  • Tăng transaminase gây tổn thương gan
  • Rối loạn tiêu hóa 
  • Rối loạn thần kinh 
  • Ảnh hưởng đến chức năng thận, có thể gây suy thận

Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây điều trị mỡ máu cao:

  • Cần thông báo với bác sĩ về bệnh nền đang có để được kê đơn loại thuốc, liều dùng phù hợp.
  • Thông báo loại thuốc đang sử dụng để tránh tương tác thuốc thuốc gây nguy hại cho sức khỏe hoặc làm mất tác dụng của các loại thuốc đó.
  • Thận trọng về cách dùng, chú ý theo dõi các phản ứng phụ trên cơ thể, thông báo kịp thời với bác sĩ nếu có. 

5.3 Thuốc Nam điều trị mỡ máu cao

Ứng dụng thảo dược điều trị mỡ máu cao là một trong các phương pháp được ưu tiên áp dụng hiện nay. Vì phương pháp này có tính an toàn cao, hiệu quả tốt, tác động vào căn nguyên gây bệnh nên cho kết quả bền vững, ngăn ngừa tái phát. 

Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Nhuần (chủ nhiệm đề tài nghiên cứu bài thuốc Nam đặc trị mỡ máu trong Dự án Bảo vệ tim mạch Việt Nam) cho biết:

“Theo Đông y, mỡ máu thuộc chứng đàm ẩm, đàm thấp bản chất là bản hư tiêu thực, huyết bị ứ, công năng tạng phủ bị hư tổn chủ yếu là do tỳ, thận hư. Điều trị chứng bệnh này, Đông y áp dụng nguyên tắc Tiêu – Bản, kiêm trị, có nghĩa là chữa bệnh cả gốc lẫn ngọn.

Để chữa mỡ máu hiệu quả, người bệnh cần áp dụng đúng nguyên tắc, thông thường các thầy thuốc Y học cổ truyền sẽ thăm khám, xác định mức độ và thể bệnh, từ đó kết hợp gia giảm nhiều thành phần với nhau theo nguyên tắc Quân – Thần – Tá  -Sứ. Lưu ý rằng, việc áp dụng một số phương pháp dân gian như nấu nước lá uống chỉ phù hợp cho những người mới chớm bị, mỡ máu nặng sẽ không hiệu quả, còn có nguy cơ gây biến chứng.”

Nhị thập Huyết mạch khang – Bài thuốc Nam điều trị mỡ máu cao từ Gốc tới Ngọn Có Cam Kết Bảo Hành

Nhị thập Huyết mạch khang là bài thuốc Nam ĐẦU TIÊN  và DUY NHẤT được nghiên cứu chuyên sâu và thử nghiệm lâm sàng bài bản có hiệu quả lên tới 95%, tính an toàn cao. 

Bài thuốc nằm trong dự án Bảo vệ tim mạch Việt Nam, được kế thừa từ công thức quý do Hội đồng Nhị thập bát tú ( 28 vị danh y nổi tiếng thập niên 1960). Công thức hoàn chỉnh có gần 30 vị dược liệu được chia thành 2 bài thuốc với công dụng chính như sau: 

  • Bài thuốc CĂN NGUYÊN: Giải độc gan thận, nâng cao chức năng tỳ vị (nguyên nhân do tỳ thận hư tổn), thiết lập cân bằng chuyển hóa lipid bên trong cơ thể. 
  • Bài thuốc ĐẶC HIỆU: Tăng đào thải mỡ máu, mỡ gan, tiêu mỡ nội tạng giúp giảm điều trị mỡ trong máu, gan nhiễm mỡ, tiêu mỡ nội tạng, giảm thừa cân béo phì.
Thành phần - Công dụng của bài thuốc mỡ máu Nhị thập Huyết mạch khang
Thành phần – Công dụng của bài thuốc mỡ máu Nhị thập Huyết mạch khang

Bài thuốc có cơ chế chuyên sâu, qua 3 tầng TÍCH CỰC, giải quyết triệt để các vấn đề mỡ máu từ GỐC tới NGỌN.

  • Tầng 1: Giảm mỡ máu xấu gây hại cho sức khỏe (khi vượt ngưỡng) như LDL – C, cholesterol, triglycerid; Tăng tổng hợp mỡ máu tốt HDL – C.
  • Tầng 2: Ngăn ngừa vữa động mạch, bảo vệ chức năng thành mạch (là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm).
  • Tầng 3: Tăng cường chức năng giải độc gan, thận; thiết lập cân bằng chuyển hóa lipid bên trong cơ thể. Điều này giúp ổn định chức năng lục phủ, ngũ tạng và quá trình chuyển hóa, ngăn ngừa tái phát. 

Được bảo trợ bởi Dự án Bảo vệ tim mạch Việt Nam, Nhị thập Huyết mạch khang đã được ứng dụng rộng rãi trên 3000 người bệnh với kết quả như sau: 

  • Mỡ máu cấp độ 1 thời gian điều trị tối thiểu chỉ 44 ngày, tối đa 55 ngày
  • Mỡ máu cấp độ 2 thời gian điều trị tối thiểu chỉ 69 ngày, tối đa 77 ngày 
  • Mỡ máu cấp độ 3 thời gian điều trị tối thiểu chỉ 90 ngày, tối đa 99 ngày 

Nhị thập Huyết mạch khang là bài thuốc ĐẦU TIÊNDUY NHẤT cam kết bảo hành bằng văn bản, chỉ số mỡ máu không cải thiện hoàn tiền 100%. Chương trình áp dụng cho tất cả cấp độ mỡ máu, kể cả những trường hợp có bệnh nền như gan nhiễm mỡ, tim mạch, huyết áp,… Người bệnh thăm khám từ xa hay trực tiếp đều được hưởng chính sách này. 

Quyền lợi của người bệnh với chính sách cam kết điều trị bằng văn bản
Quyền lợi của người bệnh với chính sách cam kết điều trị bằng văn bản

Tháng 6/ 2024, Thuốc Dân Tộc áp dụng thêm chính sách điều trị trước, trả tiền sau áp dụng cho bệnh nhân KHÁM TRỰC TIẾP tại các cơ sở của trung tâm. Người bệnh chỉ cần chi trả các chi phí điều trị khi kết thúc liệu trình với hiệu quả như kỳ vọng. Nếu các chỉ số mỡ máu không cải thiện, người bệnh không phải thanh toán bất cứ chi phí nào. 

Thời gian vừa qua, Thuốc Dân Tộc đã đồng hành cùng nhiều người bệnh mỡ trong máu cao đạt được hiệu quả tốt. Có không ít bệnh nhân bày tỏ sự biết ơn, hài lòng với kết quả và dịch vụ y tế của trung tâm. Dưới đây là một vài trường hợp tiêu biểu. 

Bác Thân Ngọc Tứ hạ mỡ máu từ 7,36 xuống 3,67 chỉ sau 2 tháng kiên trì dùng Nhị thập Huyết mạch khang. 

Cô Nguyễn Thị Duyên hạ mỡ máu từ cấp độ 3 xuống cấp độ 1 sau 3 tháng, người khỏe mạnh, ăn ngủ ngon, cải thiện chỉ số mỡ gan.

Cô Phùng Thị Tuyết (24 năm mỡ máu cao) giảm mỡ máu đáng kể sau khi sử dụng bài thuốc Nam Nhị thập Huyết mạch khang. 

 

6. Giải đáp thắc mắc liên quan tới bệnh mỡ máu cao

6.1 Chỉ số mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Theo nhận định của bác sĩ chuyên khoa Nguyễn Thị Nhuần (Chủ nhiệm đề tài Nghiên cứu bài thuốc Nam đặc trị mỡ máu), uống thuốc điều trị mỡ máu phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh nền mức độ mỡ máu, cơ địa,… Người bệnh cần có kế hoạch điều trị mỡ máu từ sớm, ngay từ khi mới phát hiện ra, đặc biệt khi chỉ số cholesterol từ 6,2 (mmol) trở lên cần phải sử dụng thuốc. 

Phương án được ưu tiên chỉ định là sử dụng thuốc Đông y với ưu điểm an toàn, lành tính, tác động vào đúng nguyên nhân gây bệnh. Y học cổ truyền đặc biệt phù hợp với mỡ máu cấp độ 1, cấp độ 2, chưa qua sử dụng thuốc Tây y. Bên cạnh đó, các bệnh nhân mắc bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, gan nhiễm mỡ nên áp dụng điều trị Đông y. 

6.2 Mỡ trong máu cao nên ăn uống gì? Kiêng ăn gì?

Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, người bị mỡ máu cao nên tăng cường ăn các thực phẩm có chất béo bão hòa, có tác dụng hỗ trợ giảm cholesterol máu; hạn chế ăn các thực phẩm giàu đạm, nhiều chất béo xấu. Cụ thể như sau: 

Nên  Không nên
Ăn Thức ăn chế biến dưới dạng luộc 

Rau xanh, củ quả 

Ưu tiên ăn cá, thịt trắng 

Đồ chiên rán 

Đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều muối

Thịt đỏ: Thịt chó, thịt bò, thịt trâu

Mỡ động vật 

Uống Trà xanh, trà hoa cúc, trà hoa hồng, trà lá sen,.. 

Uống nhiều nước lọc 

Các loại nước ép như nước ép bưởi, nước ép lựu, nước cam,… 

Đồ uống có gas 

Cà phê

Trà sữa

Rượu bia

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm thông tin hữu ích về bệnh mỡ trong máu, hiểu được mỡ trong máu là gì và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả nhất. Nếu có vấn đề cần giải đáp, liên hệ ngay tới Hội đồng Chuyên gia Dự án Bảo vệ tim mạch Việt Nam để được tư vấn miễn phí. 

cta mỡ máu

ArrayArray
Array

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Array

Nhận Thông Tin Tư Vấn

Thông tin trên website này chỉ mang tính chất nội bộ tham khảo; không được xem là tư vấn y khoa và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị từ nhân viên y tế. Khi có vấn đề về sức khỏe hoặc hỗ trợ cấp cứu, người đọc cần liên hệ bác sĩ và cơ sở y tế gần nhất

© 2024 Dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam.